Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận Proof of Work và Proof of Stake

Cho tới tận ngày nay, cơ chế đồng thuận POW – Proof of Work hay PoS – Proof of Stake tốt hơn vẫn chưa xác định rõ ràng. Có rất nhiều người ủng hộ cho POW nhưng cũng có không ít người đứng về phía PoW. Vậy trong 2 cơ chế đồng thuận này đâu mới là cơ chế tối ưu nhất cho mạng lưới Blockchain? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Proof of Work (POW – Bằng chứng công việc) và Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần)
Tìm hiểu về cơ chế đồng thuận Proof of Work (POW – Bằng chứng công việc) và Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần)

Cơ chế đồng thuận là gì?

Trước khi xác định cơ chế đồng thuận POW hay PoS tốt hơn với mạng lưới Blockchain thì bạn cần phải hiểu rõ cơ chế đồng thuận là gì. 

Cơ chế đồng thuận trong tiếng Anh là Consensus Mechanism. Đây chính là một trong các đặc tính rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng cũng như tính an toàn của nền tảng tiền điện tử. Sự tồn tại của cơ chế đồng thuận có thể giúp ngăn chặn vấn đề chi tiêu 2 lần (double spending) trên nền tảng Blockchain.  Do đó, nếu như nhìn trên góc độ đầu tư thì rõ ràng đây là một cơ chế quan trọng, được coi là tiêu chí then chốt khi lựa chọn tiền mã hóa. 

Ngoài ra, cơ chế đồng thuận còn là một cơ chế chịu lỗi, thường ứng dụng trong các hệ thống máy tính và chuỗi khối nhằm mục đích giúp đạt được thỏa thuận về một giá trị dữ liệu hay trạng thái duy nhất của mạng giữa các quy trình phân bổ, hệ thống đa tác nhân theo như mong muốn. Có thể nói, cơ chế đồng thuận đặc biệt hữu ích đối với lưu trữ hồ sơ. 

Tìm hiểu về bằng chứng công việc (Proof of work – POW)

Bằng chứng công việc ( Proof of Work – POW) là gì?

Cơ chế đồng thuận POW – Proof of Work hay Bằng chứng công việc được ra đời không phải nhờ Satoshi Nakamoto như nhiều người vẫn tưởng. Mà thực chất, từ trước đó rất lâu nó đã được biết tới. 

Cụ thể, nhờ ý tưởng sơ khai xuất hiện trong bản luận “Pricing via Processing or Combatting Junk Mail” của Cynthia Dwork và Moni Naor mà PIWW đã được khai sinh. Nội dung của bản luận nói về vấn đề chống lại 2 vấn đề, một là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS, DDoS) và 2 là vấn đề spam Email. 

Proof of Work là gì
Hiểu rõ cơ chế đồng thuận Proof of Work là gì

Tới năm 1997, trong Whitepaper của HashCash, Adam Back đã trình bày về cơ chế chống “Double Spending Protection”. 

Sau đó năm 2004, khái niệm về POW mới được hal Finney đã áp dụng vào tiền điện tử thông qua cơ chế “Reusable Proof of Work” như một giải pháp bảo mật. 

Thế nhưng, phải tới năm 2009, khi Satoshi Nakamoto sử dụng ý tưởng của Finney vào Bitcoin để tạo ra cơ chế đồng thuận Proof of Work thì nó mới thực sự trở nên phổ biến và được biết đến rộng rãi. 

Proof of Work hay POW – Bằng chứng công việc chính là cơ chế đồng thuận đầu tiên xuất hiện trên Blockchain. Hiện nay, cơ chế này cũng được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực crypto. Cơ chế đồng thuận này tập hợp các node, tức là những thợ đào mỏ tham gia cạnh tranh xác thực các giao dịch. Những giao dịch này sẽ được đưa vào trong các block của Blockchain và tùy theo từng mạng lưới mà nhận thưởng.

Ví dụ: Các thợ đào Litecoin sẽ cùng tham gia xác nhận các giao dịch trên Litecoin. Các giao dịch này được đưa vào các block và nhận phần thưởng là LTC.

Proof of work hoạt động như thế nào?

Vậy Cơ chế đồng thuận POW hoạt động như thế nào? Các miner (thợ đào) muốn đào được coin thì cần phải giải những bài toán mật mã phức tạp theo yêu cầu của POW. sau đó hợp thức hóa các block trong Blockchain và nhận thưởng. Phần thưởng có thể là coin hay token mới phát hành. Cụ thể, quá trình này sẽ diễn ra như sau:

  • Cung cấp máy móc, năng lượng cho máy để miner đào 
  • Tiêu thụ điện để giải quyết các thuật toán phức tạp. Nếu máy càng mạnh, số lượng càng nhiều, tiêu hao điện năng càng lớn thì các thuận toán được giải càng nhanh và chính xác hơn
  • Cuối cùng, hệ thống sẽ lựa chọn đáp án tốt nhất và người đưa ra đáp án tốt nhất sẽ trở thành người xác nhận hay Validator. Người này sẽ được quyền khai thác block mới và xác nhận các giao dịch trong block đó
  • Sau khi hoàn toàn xác nhận giao dịch có thể nhận thưởng bằng coin hay token
Proof of Work
Proof of Work có cách thức hoạt động riêng

Nguyên lý hoạt động của cơ chế đồng thuận POW cũng không phức tạo như nhiều người nghĩ. Khi thực hiện giao dịch trên Blockchain, giao dịch đó sẽ được gom chung vào một block cùng với các giao dịch khác. Để thực hiện xác minh giao dịch, các thợ đào sẽ sử dụng hệ thống gồm nhiều máy tính với cấu hình mạnh. 

Hệ thống đưa ra cho thợ đào một câu đố toán học phức tạp. Nhiệm vụ của thợ đào là phải thông qua sức mạnh của hệ thống đào tìm ra lời giải. Khi đã nhận được lời giải hệ thống sẽ thông báo cho những thợ đào khác.

Nếu lời giải đó được xác nhận là chính xác bởi phần lớn các thành viên thì block mới sẽ được tạo ra và giao dịch được xác nhận. Cuối cùng thợ đào sẽ nhận được phần thưởng. Đó cũng là phí giao dịch và phần thưởng khối. Tuy nhiên, cần lưu ý, quá trình đào hay giải câu đố sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, điện và cả thời gian.

Câu đố càng khó thì thời gian giải càng lâu và năng lượng tiêu hao càng lớn. Điều này có thể khiến block mới không được tạo ra và hệ thống bị tắc nghẽn, không thể tiến hành giao dịch. Nhưng nếu câu đố quá dễ thì lại khiến hệ thống có nguy cơ cao bị tấn công và khả năng làm giả các giao dịch lớn. Để giải quyết vấn đề này thì POW đã đưa ra một thuật toán để điều chỉnh độ khó giúp thợ đào không mất quá nhiều thời gian để khai thác và theo khoảng thời gian cố định block mới sẽ được sinh ra.

Tìm hiểu về bằng chứng cổ phẩn (Proof of Stake – POS)

Bằng chứng cổ phần ( Proof of Stake- POS) là gì?

Tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cơ chế đồng thuận POS hay Proof of Stake – Bằng chứng cổ phần là gì. Đây cũng là một thuật toán làm làm việc trên Blockchain. Với thuật toán này có thể hiểu một cách đơn giản là để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain thì người dùng sẽ ký gửi (Stake) một lượng tài sản nhất định.

Các Validator sẽ xác minh giao dịch trên mạng lưới rồi gửi bằng chứng vào block. Trường hợp đúng thì Validator được nhận thưởng là lạm phát của Blockchain hoặc phí giao dịch thu về. Nhưng ngược lại, nếu sai họ có thể phải mất một lượng hoặc toàn bộ tài sản đã ký gửi như một hình phạt.

Proof of Stake là gì
Bạn đã biết Proof of Stake là gì?

Proof of stake hoạt động như thế nào?

Để khuyến khích người dùng tham gia vào mạng lưới sẽ có những phần thưởng được đưa ra. Phần thưởng có thể là từ lạm phát token dự án (có thể đã được phân định sẵn trong token allocation hay vô hạn như Mina Protocol, Ethereum 1.0,…). Cũng có một số khác sử dụng phí giao dịch, tiêu biểu như Terra. 

Staking ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ Blockchain như trước đây. Ví dụ như đưa vào các dự án thông thường nhằm mục đích giảm áp lực bán cũng như giảm lưu thông nguồn cung. Trong khi đó thì người dùng chấp nhận khóa token sẽ được nhận thưởng và phần thưởng là token dự án.

Proof of Stake
Cách thức hoạt động của Proof of Stake – PoS

Cách thức hoạt động của Proof of Stake đang ngày càng được áp dụng rộng rãi nhưng nó cũng như con dao 2 lưỡi. Cụ thể:

  • Trường hợp trong thời gian khóa token, nếu dự án có thể hoạt động tốt, đồng thời chứng minh được tại sao người dùng không nên bán mà nên giữ lại token thì ở chu kỳ khóa sẽ không xuất hiện áp lực bán
  • Nhưng ngược lại, nếu trong thời gian khóa token mọi thứ không có gì thay đổi thì có khả năng cao người dùng sẽ bán token thưởng với token gốc, làm dự án chịu tổn thất nghiêm trọng

So sánh Proof of Word với Proof of Stake

Cơ chế đồng thuận POW hay PoS tốt hơn luôn là câu hỏi được quan tâm. Vậy thì hãy cùng chúng tôi thử so sánh 2 cơ chế này ngay sau đây:

Tiêu chí so sánhProof of Work (POW)Proof of Stake (PoS)
Tổng quanTiêu tốn nhiều điện năngGây ảnh hưởng môi trườngTốc độ mở rộng thấpLợi nhuận là từ phần thưởng block Dựa vào chất lượng ổ cứng để khai thácÍt tiêu tốn điện năngBảo vệ môi trườngTốc độ mở rộng caoLợi nhuận là từ phí giao dịchDựa vào số lượng coin được Stake để khai thác
Đối tượng được khai thác/xác thực các blockXác suất khai thác một block tỷ lệ thuận với sức mạnh tính toánXác suất khai thác một block tỷ lệ thuận với sức mạnh tính toán
Cách một block được khai thác/xác thựcCác thợ đào cùng cạnh tranh để giải câu đố toán học phức tạp thông qua tài nguyên tính toán của mìnhThường được xác định người chiến thắng ngẫu nhiên và có tính đến cả số lượng tiền đặt cọc
Thiết bị khai thác mỏPhần cứng khai thác chuyên nghiệp (GPU, CPU, ASIC)Mọi máy tính, thiết bị di động có kết nối internet 
Cách phân phối phần thưởngPhần thưởng block dành cho người đầu tiên khai thác block Người xác thực sẽ nhận được phần thưởng là một phần phí giao dịch thu được từ block họ xác thực
Cách bảo mậtĐộ an toàn tỷ lệ thuận với hàm bămSử dụng cơ chế khóa tiền mã hóa trên Blockchain
So sánh hai cơ chế hoạt động

Tạm kết

Qua những thông tin trên chắc bạn đã hiểu rõ về cơ chế đồng thuận POW và PoS rồi. Sau khi so sánh có thể thấy cơ chế POW đã giải quyết được vấn đề bảo mật, bên cạnh đó khả năng phi tập trung cũng tốt hơn. Thế nhưng PoS lại vượt mặt về khả năng mở rộng. Nhìn chung, mỗi cơ chế đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cơ chế nào cũng đều rất quan trọng đối với các Blockchain. 

Do đó, rất khó để xác định cơ chế đồng thuận nào tốt hơn đối với Blockchain bởi mạng lưới Blockchain nào cũng đều cần đảm bảo được yếu tố bảo mật, tính phi tập trung lẫn khả năng bảo mật.

Võ Văn Hiền
Võ Văn Hiềnhttps://kienthucnft.com/vo-van-hien/
Võ Văn Hiền hiện đang là Founder & CEO của Kiến Thức NFT. Anh ấy muốn cung cấp những thông tin bổ ích và thiết thực nhất về thị trường Cryptocurrency đến tất cả mọi người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here