Hiểu đúng về Binance Staking và Binance Savings

Mộ trong những cách để tối đa hóa lợi nhuận khi sở hữu coin/token đã mua là gửi tiết kiệm (Savings) và Staking. Mời các bạn cùng tìm hiểu Staking là gì? Lợi ích của Binance Staking và Binance Savings là gì?

Binance Staking là gì
Binance Staking là gì

Staking là gì?

Thế nào là Staking

Staking là hình thức kiếm được phần thưởng coin/token khi giữ hoặc khóa coin/token đó.

Staking hoạt động như thế nào?

Các loại tiền điện tử sử dụng cơ chế đồng thuận là Proof of Stake (POS-Bằng chứng cổ phần) sẽ cho phép staking. Cơ chế này, đảm bảo tất cả các giao dịch đều được xác minh và bảo mật mà không cần ngân hàng hoặc bên xử lý thanh toán ở giữa nào cả. Nếu bạn cho tiền điện tử của bạn đi staking thì chúng sẽ trở thành một phần của quá trình này.

Nếu như cơ chế Proof of Work (bằng chứng công việc) là cơ chế đồng thuận đầu tiên được tạo ra trên blockchain, như Bitcoin (BTC) và ETH (1.0). Mọi người phải cần đến các cổ máy công suất lớn để đào Bitcoin hay Ethereum hiệu quả.

Việc làm này dấy lên mối e ngại về việc rác thải từ các máy móc, tiêu tốn điện năng… tác động đến môi trường. Thì với cơ chế Proof of Stake (bằng chứng cổ phần), gửi và khóa coin/token để tham gia xác minh giao dịch trên blockchain. Người tham gia được thưởng coin/token khi đem chúng đi stake mà cơ chế POS lại thân thiện với môi trường.

Làm thể nào để biết coin/token có staking được không?

Các bạn search trên Google từ khóa: “coin/token staking”

Ví dụ: mình search “Near protocol (NEAR) staking”. Google trả rất nhiều kết quả sau:

Near protocol (NEAR) staking
Near protocol (NEAR) staking

Lưu ý: các bạn nên tìm hiểu thông tin và lựa chọn nơi staking an toàn để nạp lượng coin/token từ ví lên staking. Vì có rất nhiều thành phần scam, lừa đảo trong không gian tiền số.

Một trong những sàn có hỗ trợ staking coin/token là sàn Binance,với công cụ là Binance Earn. Binance là sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới hiện nay, hỗ trợ giao dịch nhiều coin/token, có nhiều tính năng hỗ trợ người dùng gia tăng thu nhập thụ động và bảo vệ người dùng.

Binance Savings và Binance Staking là 2 sản phẩm của Binance Earn. 

Tìm hiểu về Binance Staking trên Binance

Binance Staking là hình thức khóa coin/token trên sàn Binance trong khoảng thời gian khác nhau và người tham gia sẽ nhận lại phần thưởng là coin/token với lãi suất ước tính theo năm (APY) khác nhau.

  1. Bước 1: Tạo tài khoản Binance.
  2. Bước 2: Chọn Earn ⇒ chọn Staking
Đăng nhập vào Binance Earn

Có 2 cách Staking: Staking cố định (Locked Staking) và Staking Defi

Staking cố định

Staking cố định là hoạt động khóa token trên ví Spot của sàn Binance để hỗ trợ cho hoạt động của một mạng lưới blockchain, trong một khoảng thời gian tối thiểu là 7 ngày và tối đa là 90 ngày.

Locked Staking

Lưu ý:  Việc rút token trước hạn trong Staking cố định, sẽ bị mất TOÀN BỘ thưởng.

Ví dụ: mình khóa 0.59 BSW trong 90 ngày, APY (tiền lãi ước tính) sau 90 ngày là 0.2 BSW. Tuy nhiên, sau 5 ngày staking BSW, mình muổn hủy staking cố định đồng BSW.

Khi đó, mình sẽ không nhận được lãi suất nào cả, kể cả lãi suất trong 5 ngày khóa token BSW. Tiền lãi trong 5 ngày khóa token, sẽ được trừ vào số tiền gốc khi staking và hoàn trả vào ví Fiat and Spot sau 2 ngày kể từ ngày hủy staking cố định.

Locked staking đồng BSW
Locked staking đồng BSW

Defi Staking

Quá trình staking Defi khá phức tạp và nhiều bước. Tuy nhiên, Defi staking mang lại mức lãi suất (APY ước tính) cao. Binance DeFi Staking sẽ thay mặt người dùng để tham gia các sản phẩm DeFi nhất định, thu thập và phân bổ thu nhập. Đặc biệt, giúp nhà đầu tư tham gia vào các sản phẩm DeFi chỉ bằng một cú click chuột.

Lưu ý: Defi nói riêng và không gian tiền điện tử tồn tại rất nhiều rủi ro. Sàn Binance chỉ hoạt động như là một nền tảng giới thiệu các dự án và giúp người dùng sử dụng những dịch vụ Defi Staking đơn giản. Binance Cam kết sẽ chọn lựa các dự án DeFi tốt nhất trong ngành và theo dõi hệ thống DeFi theo thời gian thực trong lúc vận hành để giảm thiểu các rủi ro đi kèm với dự án.

Tuy nhiên, Sàn Binance sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất tài sản nào, liên quan đến bảo mật hợp đồng on-chain ( ví dụ: hợp đồng on-chain bị hacker tấn công). Vì vậy, nhà đầu tư nên CÂN NHẮC KỸ trước khi chọn Defi Staking, nên nhớ: Lãi suất cao đi kèm với rủi ro lớn.

Staking DeFi
Staking DeFi

Tìm hiểu về Binance Savings trên Binance

Savings (Tiết kiệm) là hình thức gửi tiết kiệm tiền mã hóa coin/token để nhận lãi. Binance Savings có 3 sản phẩm:

  1. Tiết kiệm Linh họat (Flexible Savings)
  2. Tiết kiệm Cố định (Locked Savings)
  3. Tự động đầu tư (Auto – Invest)

Tiết kiệm Linh hoạt (Flexible Savings)

Trang chủ Binance, chọn Earn ⇒ Tiết kiệm ⇒ Tiết kiệm linh hoạt

Khi không muốn gửi tiết kiệm linh hoạt, sàn Binance sẽ đưa ra 2 lựa chọn:

  • Rút và nhận token ngay
  • Rút nhưng để hôm sau nhận token, sàn sẽ tính thêm lãi ngày rút.
Tiết kiệm linh hoạt
Tiết kiệm linh hoạt

Đối với Tiết kiệm linh hoạt, sẽ có các mức Tier lãi suất khác nhau. Nhìn chung, lượng token gửi tiết kiệm càng lớn thì lãi suất nhận được càng giảm.

Tiết kiệm Linh hoạt đồng AXS
Tiết kiệm Linh hoạt đồng AXS

Tiết kiệm Cố định (Locked Savings)

Trang chủ Binance, chọn Earn ⇒ Tiết kiệm ⇒ Tiết kiệm cố định

Đối với Tiết kiệm cố định, người dùng phải locked Coin trong một khoảng thời gian cố định, ví dụ: 7 ngày, 15 ngày. Khi rút coin sớm trước hạn, sẽ mất toàn bộ phần thưởng đã nhận. Sau 2 ngày, coin rút sẽ được hoàn trả về ví Spot.

Tiết kiệm Cố định
Tiết kiệm Cố định

Tự động đầu tư (Auto – Invest)

Nếu là người có nhu cầu đầu tư coin tự động, trong một thời gian dài trên sàn Binance, thì không nên bỏ lỡ công cụ Tự động đầu tư  (Auto Invest) của Binance Earn. Auto-Invest cho phép nhà đầu tư tự động hóa quy trình đầu tư tiền mã hóa.

Người dùng sẽ tự lên kế hoạch mua coin bằng BUSD/USDT theo chu kỳ ngày – tháng – năm… Sau đó, xác nhận với sàn, khi đến đúng ngày, hệ thống sẽ tự động mua token. Nếu đúng ngày Auto invest, mà tài khoản Spot không đủ lượng BUSD/USDT, thì sàn sẽ tự trừ vào tài khoản tiết kiệm của người dùng.

Để bắt đầu, các bạn vào Trang chủ Binance, chọn Earn ⇒ Tiết kiệm ⇒ Tự động đầu tư.

Tự động đầu tư
Tự động đầu tư

Mình thấy Công cụ này còn hay ở chỗ, là hệ thống sẽ tính được mức giá Trung bình cộng những lần bạn đã mua coin/token. Từ đó, bạn sẽ linh hoạt trong việc có nên tiếp tục kế hoạch bạn bạn đặt ra hay là hủy.

Để xem lại lịch sử những plan trước đây các bạn chọn Go to History. Hoặc để thay đổi hay hủy plan đã tạo⇒ Plan overview

Đến đây, bạn thắc mắc tại sao lại dùng Auto – Invest khi mà bạn tự chử động mua Spot được mà giá thì có khi thấp hơn so với Auto – Invest. Nhưng mình chỉ lưu ý, Liệu rằng thời điểm giá thấp đó, bạn có đủ BUSD/USDT để mua? Hoặc lúc đó, bạn có quá nhiều lựa chọn để mua.

Cá nhân mình, mình chọn Auto invest để đầu tư cho dự án mình đánh giá là đi lâu dài. 

ùy chỉnh công cụ Auto-Invest
ùy chỉnh công cụ Auto-Invest

Tạm kết 

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cũng bài viết về Staking là gì? Những lợi ích của Binance staking và Binance savings. Chúc các bạn sẽ tìm được hình thức phù hợp để gia tăng thêm số dư tài khoản.

Thông báo miễn trừ trách nhiệm: Đầu tư lĩnh vực tiền số (tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền ảo) crypto currency, luôn tồn tại nhiều rủi ro. Bài viết này, chỉ nhằm mục đích chia sẽ thông tin và KHÔNG PHẢI LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH. Kiến Thức NFT không chịu trách nhiệm cho quyết định đầu tư của các bạn!

Võ Văn Hiền
Võ Văn Hiềnhttps://kienthucnft.com/vo-van-hien/
Võ Văn Hiền hiện đang là Founder & CEO của Kiến Thức NFT. Anh ấy muốn cung cấp những thông tin bổ ích và thiết thực nhất về thị trường Cryptocurrency đến tất cả mọi người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here